icon home Trang chủ
/
Tin tức Quản lý chi phí dài hạn trong “khủng hoảng” dịch Covid 19

Quản lý chi phí dài hạn trong “khủng hoảng” dịch Covid 19

16/08/2021
2304

Trước những bất lợi, khó khăn của nền kinh tế do dịch Covid-19, đa phần các doanh nghiệp đã mạnh tay thực hiện các giải pháp nhằm quản lý chi phí trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương thuốc giảm đau tạm thời, những vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp vẫn luôn hiện hữu và cần được xử lý triệt để. Nhà quản lý nên nhận thức được điều này và cần tập trung vào chuyển đổi, thay vì cắt giảm chi phí để điều hành doanh nghiệp “khỏe mạnh” vượt qua đại dịch.

 

NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG COVID 19:

 

Bức tranh kinh tế thế giới trong bối cảnh đại dịch:

 

Mặc dù kinh tế thế giới đã thoát khỏi mức “chạm đáy” kể từ thời điểm các nước ban hành giãn cách xã hội và phong tỏa hàng loạt từ hồi tháng 4 năm ngoái, nhưng Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này khiến nhiều quốc gia vẫn rất thận trọng trong việc mở cửa và hạn chế thông thương.

Đại dịch đã làm giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng của thế giới, những điều đã được dự báo từ lâu trong thập kỷ tới. WB cho rằng, kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2021, và con số này còn phụ thuộc vào tiến độ tiêm phòng vaccine Covid-19.

Do đó, COVID-19 có thể sẽ đi theo mô hình của một cuộc khủng hoảng trên diện rộng, dẫn đến sự sụt giảm khá sâu và thời gian phục hồi kéo dài. Theo các chuyên gia kinh tế, hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới sẽ còn dai dẳng, tăng trưởng GDP không chỉ ảm đạm trong năm 2021 mà còn lan sang cả năm 2022-2023. Ngay cả đối với các nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng GDP vào cuối năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn năm 2019 và thấp hơn đáng kể so với thời điểm trước khi đại dịch nổ ra.

Những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam:

 

Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2021, tại Việt Nam đã có tới gần 79,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó bao gồm: gần 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. 28 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,6%. 11,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%. Trung bình mỗi tháng có gần 11,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

(Theo gsv.gov.vn)

Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp hơn, kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2021 tại Việt Nam cũng gặp vô vàn khó khăn. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh, doanh nghiệp dừng hoạt động tăng cao, đà tăng của sản xuất công nghiệp bị hãm lại, nhập siêu tới 2,7 tỷ USD… 

(Theo vneconomy.vn)

 

NỖ LỰC NGẮN HẠN ĐƯỢC TẬP TRUNG VÀO VIỆC CẮT GIẢM CÁC KHOẢN CHI TIÊU:

 

Hầu hết các công ty đã nhanh chóng phản ứng sau khi mức độ ảnh hưởng của đại dịch trở nên rõ ràng và các chính phủ đã thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ. Đa số các công ty đã khởi xướng những biện pháp tái cơ cấu và thanh khoản ngắn hạn như cắt giảm chi tiêu, cắt giảm lực lượng lao động tạm thời và/hoặc vĩnh viễn. Tương tự như vậy, quản lý chi phí và dự báo tiền mặt đã và đang được cực kỳ chú trọng.

Theo một khảo sát của Oliver Wyman, có đến 78% các doanh nghiệp áp dụng biện pháp nghỉ không lương không tự nguyện. Trong khi đó 74% tăng hạn mức làm việc tại nhà để cắt giảm chi phí.

Nguồn: Khảo sát các giám đốc điều hành với các công ty sản xuất hoạt động trên toàn cầu, Oliver Wyman phân tích

Quản lý chi phí ngắn hạn có mang lại hiệu quả?

 

Tất cả các biện pháp này sẽ chỉ giúp doanh nghiệp cầm cự chứ không giúp họ thoát khỏi khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thay vào đó, nên tập trung vào các biện pháp giải quyết mang tính cấu trúc và bền vững ngay từ bây giờ.

Các chuyên gia của Hiệp hội Kế toán Công chứng Australia cho rằng, một số khoản cắt giảm chi phí tiềm ẩn những rủi ro dài hạn. Thay vì cắt giảm bớt số lượng nhân sự, doanh nghiệp có thể cân nhắc các biện pháp khác như giảm giờ làm, nghỉ luân phiên không lương. Khi doanh nghiệp phục hồi trở lại, mức lương cũng có thể khôi phục và điều này sẽ giảm bớt gián đoạn trong hoạt động của doanh nghiệp.

Các quyết định cắt giảm chi tiêu từ quảng cáo, tiếp thị và tài trợ cũng là các khoản tiết kiệm ngắn hạn nhưng gây rủi ro kinh doanh dài hạn. Doanh nghiệp nỗ lực tiếp thị là nhằm thúc đẩy thương hiệu, nếu ngừng chi tiêu cho tiếp thị trong thời kỳ suy thoái kinh tế, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Thay vào đó, cân nhắc việc duy trì các nỗ lực tiếp thị có thể duy trì mức độ tương tác với khách hàng và mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

Phân tích tại các doanh nghiệp ở Mỹ cho thấy rằng các công ty phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính bằng việc tái cơ cấu hoặc chuyển đổi hoạt động đã cho kết quả tốt hơn đáng kể so với các công ty chỉ tập trung vào việc quản lý chi phí ngắn hạn bằng cách cắt giảm chi tiêu.

Doanh nghiệp cần tập trung vào các giải pháp dài hạn.

 

Để nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 gần đây và đáp ứng ‘mức bình thường mới của doanh thu thấp hơn trong trung hạn, hầu hết các công ty sẽ cần triển khai các chương trình cải thiện hiệu suất cơ cấu. Dưới đây là một số gợi ý mà nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Xây dựng lại bức tranh mục tiêu:

 

Đối với các chương trình này, trước tiên, các nhà lãnh đạo sẽ phải xây dựng một bức tranh mục tiêu rõ ràng cho công ty trong vòng ba đến năm năm. Điều này nên bao gồm mô hình kinh doanh cốt lõi và mô hình hoạt động trong tương lai, nhưng cũng xác định mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu lãi lỗ.

Các doanh nghiệp đều phải thực hiện một phân tích toàn diện về hoạt động tài chính và việc quản lý chi phí không nên được thúc đẩy bởi một sự kiện duy nhất. Kiểm soát tài chính tốt phải là hành vi hằng ngày thông qua lập kế hoạch và dự báo, đồng thời hiển thị rõ ràng chi tiêu của doanh nghiệp so với mục tiêu hoặc kế hoạch ban đầu.

Bước 2: Triển khai các đòn bẩy:

 

Dựa trên bức tranh mục tiêu này, chương trình hiệu suất sẽ triển khai các đòn bẩy như tìm nguồn cung ứng giá trị, tối ưu hóa quy trình sản xuất/tiêu thụ và giảm chi phí chung, cũng như các đòn bẩy hàng đầu như giới thiệu cơ chế định giá mới hoặc tương tự. Một mô hình quản trị tích hợp sẽ đảm bảo cung cấp một kế hoạch tổng thể tập trung.

Bước 3: Điều chỉnh các nguyên tắc kinh doanh cơ bản:

 

Sử dụng cuộc khủng hoảng như một chất xúc tác cho sự thay đổi, các công ty mạnh mẽ và hướng tới tương lai nên xem xét thêm các chương trình chuyển đổi để điều chỉnh các nguyên tắc kinh doanh cơ bản thông qua tối ưu hóa danh mục đầu tư, các hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như tái tổ chức. Các hoạt động chuyển đổi này phải đồng bộ chặt chẽ với chương trình cải tiến hiệu suất và tập trung vào bức tranh mục tiêu.

Bước 4: Các biện pháp cụ thể khác

 

Tại thời điểm chi phí vay nợ đang ở mức thấp như hiện nay, cắt giảm chi phí kinh doanh có thể không phải là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt. Thay vào đó, đàm phán với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có thể giúp duy trì dòng tiền cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, một chiến lược thông minh mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng là trì hoãn chi phí thay vì cắt giảm chúng. Đây là cách khá tối ưu để tiếp tục duy trì tiền mặt.

Tạm dừng các dự án không quan trọng cũng là một cách để giảm rủi ro trong tương lai. Các giải pháp tức thời khác doanh nghiệp có thể cân nhắc là hợp lý hóa cách đặt hàng, thương lượng lại các điều khoản với nhà cung cấp hoặc hợp lý hóa một số tài sản hoạt động kém hiệu quả…

TẬP TRUNG VÀO CUỘC CHƠI DÀI HẠN:

 

Các biện pháp ngắn hạn để đối phó với COVID-19 như đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng, tính thanh khoản, những chương trình tối ưu chi phí đầu tiên đã được các doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, chúng phải được theo dõi và điều chỉnh liên tục khi cần thiết.

Các nhà lãnh đạo công ty muốn thoát khỏi khủng hoảng một cách hiệu quả hơn cần phải bắt tay vào cải thiện hiệu suất hoặc áp dụng các chương trình chuyển đổi ngay từ bây giờ. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ bắt đầu trải nghiệm những tác động tích cực nhanh chóng hơn và giành được lợi thế về mặt chiến thuật so với đối thủ cạnh tranh.

Nguồn tham khảo: Oliver Wyman, Báo kiểm toán nhà nước, trang Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, Báo Vneconomy

Lưu ý: Bài viết không có tính thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia.

TRIPI ONE cung cấp giải pháp quản lý công tác phí hiệu quả số 1 Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về ứng dụng Tripi One, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc đăng ký sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

 

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG MIỄN PHÍ